BỘ SƯU TẦM HIỆN VẬT

MỤC LỤC

I. SƯU TẬP BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 1925 - 1945

Báo Thanh niên phát hành ngày 3/10/1926 – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Việt Nam cách mạng đồng chí Hội). Báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, với những nội dung chính như: Những vấn đề đế quốc và thuộc địa, thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Đảng cách mạng và Đảng Cộng sản, cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất, học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin... đã thống nhất phương hướng và nội dung tuyên truyền giáo dục ở trong và ngoài hội.

Báo “Xích sinh” - Cơ quan tuyên truyền của Sinh Hội Đỏ Nghệ An (1930) nhằm tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng sản, phê phán tư tưởng cải lương, luận điệu bài xích cộng sản.

Báo Mới - cơ quan của Đoàn Thanh niên Dân chủ Nam kỳ (1939) là vũ khí đấu tranh hiệu quả của Đảng.

Báo Thế Giới - cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Dân chủ Bắc kỳ (1938) thể hiện rõ tính chiến đấu của Đảng.

Báo Hồn nước - cơ quan tuyên truyền của Nam nữ Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu, Hà Nội (1945) thể hiện tinh thần độc lập, chống ngoại xâm, sự sáng tạo, lòng yêu nước, ý chí quyết tâm theo Đảng của thanh niên Thủ đô thời bấy giờ”.

II. SƯU TẬP BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

Báo Xung Fong ra số Tết Mậu Tý năm 1948, báo được chép tay trên giấy vở học sinh bằng chữ quốc ngữ. Tờ báo do nhóm thiếu nhi từ 13 đến 16 tuổi phụ trách phát hành năm 1947, trong đó đồng chí Quản Tập - Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong làm chủ biên. Gần ba năm 1947-1949, tờ Xung Fong ra hơn 100 số và đình bản.

Báo “Sức trẻ” số đặc biệt là cơ quan ngôn luận của Tổng Đoàn thanh niên Việt Nam, được xuất bản từ năm 1949. Báo phát hành nhân dịp Liên đoàn thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I (tháng 2/1950) gồm 16 trang và có đăng nhiều bài viết hay đưa tin chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất - Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên với vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên Cứu quốc.

Tạp chí Tiền phong ra đời năm 1950, đây là tạp chí hàng tháng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) do đồng chí Nguyễn Lam – Lúc đó là Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn làm chủ nhiệm.

Báo Tiền phong số đặc biệt đón mừng Ngày giải phóng Thủ đô. Báo là cơ quan tranh đấu của nam nữ thanh niên Hà Nội, do Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội) ấn hành ngày 10/10/1954. Báo được phát hành theo ấn phẩm báo in quyển, các trang có đăng tải nhiều bài viết hay hoan nghênh bộ đội nhân dân giải phóng Thủ đô, như: Bài viết “Phấn khởi tích cực làm tròn nhiệm vụ vinh quang của chúng ta”; Bức thư của nam nữ học sinh Hà Nội gửi Quân đội nhân dân tiếp quản Hà Nội”.

Báo Tiền phong năm 1954, gồm các số 11 ra tháng 15/5/1954 - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh). Báo có đăng tin “Ta đã toàn thắng trên mặt trận Điện Biên Phủ” với nội dung thông báo kết quả chiến thắng giành được từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954: Bắt sống tướng Đờ Cát, tiêu diệt 16 quan năm, 353 sĩ quan và 1396 hạ sĩ quan; bắn rơi 62 máy bay; thu toàn bộ vũ khí quân trang, quân dụng trên 3 vạn chiếc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

III. SƯU TẬP BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 1955 - 1975

Báo “Tiền phong Thiếu niên” số đặc biệt được phát hành nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1956. Số báo là phụ san của Báo Tiền phong - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Báo gồm 16 trang với nhiều nội dung phong phú nổi bật, như: Bài viết “Hoan hô Tết 1-6” và “Lịch sử Tết 1-6” nói lên niềm hân hoan của các em thiếu nhi khi được đón cái Tết thứ hai trong hòa bình ở nước ta. Bài viết “Những nguyện vọng rất đẹp” nói lên nguyện vọng của thiếu nhi một số nước trên thế giới và thiếu nhi Việt Nam. Vở kịch “Lá cờ Tổ quốc” của Nhà sử học Văn Tùng.

Tờ tin thanh niên có đưa tin Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCQ Việt Nam lần thứ 2 năm 1956. Đây là tờ tin chuyên đề viets về “Những ngày Đại hội tưng bừng”; “Hoạt động tươi vui xung quanh Đại hội” của hơn 400 đại biểu các tầng lớp thanh niên toàn quốc và hơn 100 đại biểu thanh niên quân đội tới dự; bài viết “Mấy nét về Đoàn TNCQ Việt Nam” với khẩu hiệu “Tích cực xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức quần chúng tiền tiến của thanh niên”.

Báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) số 2562 ra ngày 26/3/1961 đưa tin về Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ 3 và mít tinh chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Báo Cứu quốc - Tuần báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm thứ 24, báo ra số 3.251 ngày 21/11/1965 có đăng tin “Nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu Anh hùng và Chiến sĩ thi đua của Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc” và hình ảnh Hồ Chủ tịch cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp với Đoàn đại biểu như Anh hùng và chiến sĩ thi đua Tạ Thị Kiều (Mười Lý); Huỳnh Văn Đảnh; Lê Chí Nguyện; Trần Dưỡng; Anh hùng quân đội giải phóng Vai.

Báo Tiền phong số 2399 ra ngày 26/3/1974 - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh). Báo có đăng tải các bài viết tiêu biểu đưa tin về: Lễ trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh – Phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phong trào thanh niên và Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.

IV. SƯU TẬP BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 1976 đến nay

Báo Nhân dân – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra số 15 (61) ngày 8/4/1990. Báo có đưa tin “Nguyễn Ái Quốc là tác giả chính của bản luận cương nổi tiếng về vân đề thanh niên thuộc địa”.

Báo Thiếu niên Tiền phong số 12 ra tháng 3 năm 1991 được phát hành nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo có đăng các bài viết tiêu biểu về: Các phần thưởng của Đoàn và bài viết “Sáng tác Huy hiệu Đoàn” - họa sĩ Tôn Đức Lượng.

Báo Tiền phong – cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ra số 24+25 phát hành từ ngày 21-26/3/1996 nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (36/3/1931-26/3/1996).

V. SƯU TẬP HUY HIỆU ĐOÀN THANH NIÊN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG

Huy hiệu Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam

Huy hiệu Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Hồ Chí Minh.

VI. SƯU TẬP HUY HIỆU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH QUA CÁC THỜI KỲ

Huy hiệu Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam ( Từ năm 1956 đến năm 1969) Vào những ngày xuân năm 1951, tại thôn Đức Lương, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, nhân Hội nghị Đại biểu cán bộ toàn quốc, đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư Trung ương Đoàn (nay đã mất) trao nhiệm vụ cho nhóm họa sĩ sáng tác “Mẫu huy hiệu Đoàn”. Các họa sĩ (trong đó có họa sĩ Tôn Đức Lượng, Huỳnh Văn Thuận) đã vẽ được trên 30 mẫu huy hiệu, với nhiều nội dung mang đặc tính của thanh niên như công văn góp ý của Bác Hồ gửi cho Đoàn, trong đó có câu: “Đoàn thanh niên là cánh tay, đội hậu bị của Đảng, huy hiệu thanh niên tay cầm đỏ sao vàng tiến lên”. Và cũng từ đó, mẫu huy hiệu này chính thức được công nhận là Huy hiệu của Đoàn...!

Huy hiệu Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh từ năm 1970 đến năm 1976

Huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1977 đến nay

VII. SƯU TẬP “HUY HIỆU ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH” QUA CÁC THỜI KỲ

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền Phong Việt Nam đầu tiên được sử dụng từ năm 1955 đến năm 1970

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh được sử dụng từ năm 1970 đến năm 1980.

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh được sử dụng từ năm 1980 cho đến nay.

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong miền Nam năm 1961

VIII. SƯU TẬP GIẤY GIỚI THIỆU SINH HOẠT ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH QUA CÁC THỜI KỲ

Giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

Giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

IX. SƯU TẬP LÝ LỊCH ĐOÀN VIÊN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH QUA CÁC THỜI KỲ.

Lý lịch Đoàn viên Đoàn TNCQ Việt Nam của đống chí Đàm Công Độ

Lý lịch Đoàn TNLĐ Việt Nam của đồng chí Đinh Thị Trai

Lý lịch Đoàn TNLĐ Việt Nam của đồng chí Lê Thị Nhâm

Lý lịch Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh của đồng chí Dương Dũng

Lý lịch Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh của đồng chí Phùng Ngọc Bảo

Lý lịch Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của đồng chí Nguyễn Thu Hằng

Lý lịch Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của đồng chí Hoàng Thị Mai

X. SƯU TẬP TEM BƯU CHÍNH VIỆT NAM CÓ HÌNH ẢNH THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM TIÊU BIỂU QUA CÁC THỜI KỲ.

Anh hùng Lý Tự Trọng (1914-1931) Hình ảnh Lý Tự Trọng được giới thiệu trên tem Bưu chính thông qua các bộ tem:
- Bộ Tem “Đại hội Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ III” (MS 82 - Phát hành ngày 18/3/1961). Hình ảnh trên mẫu tem giới thiệu chân dung anh Lý Tự Trọng như một biểu tượng của thanh niên Việt Nam
- Bộ Tem “Kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam” (MS 187 - Phát hành ngày 26/3/1966). Nổi bật trên hình ảnh mẫu tem chân dung anh Lý Tự Trọng dưới lá cờ Đảng và huy hiệu Đoàn Thanh niên


Anh hùng Kim Đồng (1928-1943)
Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem “Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành Bưu điện” (MS 367 - Phát hành ngày 15/8/1980).


Anh hùng Võ Thị Sáu (hy sinh năm 1951) Hình ảnh chị Võ Thị Sáu được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua các bộ tem:
- Bộ Tem “Nam Bộ kháng chiến” (MS 39 - Phát hành ngày 23/9/1958). Hình ảnh trên mẫu tem giới thiệu chân dung chị Võ Thị Sáu trên nền là hình ảnh phong trao đồng khởi tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Bộ Tem “Kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước” (MS 244 - Phát hành ngày 02/9/1970) giới thiệu chân dung chị Võ Thị Sáu và hình chị Sáu hiên ngang trên pháp trường trước những mũi súng của kẻ thù.
- Bộ Tem “Kỷ niệm 50 năm ngày anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh” (MS 877 - Phát hành ngày 23/01/2002) giới thiệu hình ảnh chị Võ Thị Sáu, người con gái Đất Đỏ, bất khuất, kiên cường, đã anh dũng hy sinh ở tuổi trăng tròn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.


Anh hùng Nguyễn Viết Xuân
Trong bộ sưu tập tem Việt Nam tính đến nay đã có 3 mẫu tem đề tài này được phát hành liên tiếp từ 1970-1972. Mẫu đầu tiên là mẫu 638 trong bộ tem 6 mẫu “Kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước (02/9/1945 - 1970)” mã số 244 phát hành nhân dịp Quốc khánh. Tiếp đó, trong bộ “Tem quân đội” 3 mẫu mã số 260 thì 2 mẫu 726 và mẫu thứ 727 mang hình ảnh Nguyễn Viết Xuân. Bộ tem được thông báo phát hành ngày 30/10/1971, nhưng riêng mẫu tem 727 lại phát hành trong tháng 8/1972.


XI. SƯU TẬP THẺ ĐOÀN VIÊN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH QUA CÁC THỜI KỲ

XII. SƯU TẬP CỜ TNXP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965-1975)

Cờ Thanh niên Xung phong chống Mỹ cứu nước

Cờ “Đơn vị 4 giỏi quyết thắng” có chữ ký của cán bộ, đội viên - do Ban Chỉ huy Tổng đội TNXP GPMN tặng đơn vị Nguyễn Văn Tư.

Cờ “Phục vụ quên mình - Anh dũng xung phong - Lập công vẻ vang” của Ủy ban Trung ương Mặt trận DTGPMN tặng C198 TNXP Sài Gòn - Gia định.

Cờ thi đua “Trên dưới một lòng - Anh dũng xung phong” của Ban chỉ huy Tổng đội TNXP GPMN tặng C198 TNXP Sài Gòn - Gia Định.

Cờ thưởng của Ban Chỉ huy Công trường 9 - Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tặng Liên đội 9 TNXP đã có thành tích xuất sắc trong phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1969.

Cờ Đoàn đại biểu Thanh niên 5 Xung phong miền Nam tặng “Mãi mãi xứng đáng thế hệ Thanh niên anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng”.